Học hỏi giáo lý: bài số 19 Kinh nguyện Thánh Thể (tt)


BÀI GIÁO LÝ SỐ 19 VỀ THÁNH LỄ

KINH NGUYỆN THÁNH THỂ (tiếp theo)


Sau phần TRUYỀN PHÉP, Chủ tế xướng lên: “Đây là MẦU NHIỆM ĐỨC TIN”. Điều này có nghĩa, từ đây bánh và rượu không còn là bánh và rượu, dù hình ảnh bên ngoài của chúng vẫn giữ nguyên mùi vị đặc trưng, nhưng thực chất bên trong đã biến đổi thành Mình và Máu Chúa. Phép lạ này phải được đón nhận với con mắt và tâm hồn của đức tin, rồi đức tin đưa tới cảm nhận và những cử chỉ cung kính tôn thờ.

Cộng đoàn đáp: “ LẠY CHÚA, CHÚNG CON LOAN TRUYỀN VIỆC CHÚA CHỊU CHẾT, VÀ TUYÊN XƯNG VIỆC CHÚA SỐNG LẠI, CHO ĐẾN KHI CHÚA ĐẾN”. Thánh lễ là việc tưởng niệm lại cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa Giêsu trên Thánh giá năm xưa. Khi lập Bí tích Thánh thể, Chúa Giêsu khởi sự cho cuộc thương khó và phục sinh của Ngài. Trong Thánh lễ hôm nay, Bí tích Thánh Thể được tái diễn thực sự, để Chúa Giêsu tiếp tục hiện diện, và trở nên lương thực thần linh nuôi dưỡng tâm hồn con người. Nhưng việc Chúa chịu chết và phục sinh thì chỉ cần một lần là đủ, và có hiệu quả cứu độ tất cả nhân loại, hôm nay và mãi mãi. Vì thế trong phần truyền phép, Bí tích Thánh Thể được diễn lại thực sự, còn cuộc khổ nạn và phục sinh, cũng như lên trời của Chúa, thì được tái hiện qua việc tưởng niệm.

Nhờ việc tưởng niệm này, Hội Thánh thi hành mệnh lệnh đã lãnh nhận từ Chúa Kitô qua các Tông đồ: “Các con hãy làm việc này để nhớ đến Thầy” (Lc 22, 19).


 

Mới hơn Cũ hơn