BÀI GIÁO LÝ SỐ 17 VỀ THÁNH LỄ
KINH NGUYỆN THÁNH THỂ - KINH TẠ ƠN
Kinh Nguyện Thánh Thể, hay còn gọi là Kinh Tạ Ơn, được cử hành vào thời điểm trung tâm và cao nhất của Thánh Lễ, bao gồm việc tạ ơn và thánh hóa. Ý nghĩa của lời cầu nguyện này là:Toàn thể cộng đoàn kết hiệp với Ðức Kitô, tuyên xưng những kỳ công của Thiên Chúa, và hiến dâng hy lễ.
1. KINH TIỀN TỤNG:
Kinh Tiền Tụng được mở đầu với những lời những câu xướng đáp giữa Chủ tế và cộng đoàn: Chúa ở cùng anh chị em – Và ở cùng Cha; Hãy nâng tâm hồn lên – Chúng con đang hướng về Chúa; Hãy tạ ơn Chúa là Thiên Chúa chúng ta – Thật là chính đáng. Chủ tế mời giáo dân hướng tâm hồn lên, rồi liên kết với cả cộng đoàn để dâng lời cầu nguyện và tạ ơn Thiên Chúa.
Qua kinh tiền tụng, Chủ tế nhân danh toàn thể dân thánh mà tán tụng Chúa Cha.Và qua Chúa Giêsu Kitô, cảm tạ Chúa về tất cả công trình cứu chuộc, về những lý do và tâm tình đặc biệt tùy theo ngày, theo lễ, hoặc vào những mùa phụng vụ khác nhau.
Kinh tiền tụng kết thúc bằng lời của cộng đoàn dưới thế, kết hợp với các thần thánh trên trời mà tung hô: Thánh, Thánh, Chí Thánh. Cả Chủ tế và giáo dân cùng hát hay đọc Lời tung hô này.
I. Ý NGHĨA:
Kinh nguyện này là lời toàn thể cộng đoàn kết hiệp với Ðức Kitô, tuyên xưng những kỳ công của Thiên Chúa và hiến dâng hy lễ (QCSLRM 78).
II. CÁC YẾU TỐ CỦA KINH NGUYỆN
Có 13 Kinh nguyện Thánh Thể khác nhau, nhưng mỗi Kinh nguyện đều có 8 yếu tố cơ bản (QCSL79):
1. Tạ ơn (đặc biệt được nêu rõ trong kinh Tiền tụng), khi linh mục nhân danh toàn thể dân thánh ngợi khen Thiên Chúa Cha, và cảm tạ Ngài về tất cả công trình sáng tạo, cứu chuộc và thánh hoá, hoặc vì lý do nào đặc biệt, tùy ngày, tùy lễ, tùy mùa khác nhau.
2. Tung hô: toàn thể cộng đoàn hợp cùng các Dũng thần trên trời, hát bài ca Thánh, Thánh, Thánh. Lời tung hô này là thành phần của chính Kinh nguyện Thánh Thể, nên cả cộng đoàn và linh mục cùng hợp tiếng, chứ không phải chỉ ca đoàn.
Tags:
Kiến thức công giáo