Tại sao chúng ta phải mặc y phục màu tím trong mùa chay?

 



Khi những gì chúng ta mang bên trong được phản ánh ra bên ngoài

Mùa Chay không phải là mùa thời trang như Xuân-Hạ hay Thu-Đông, trong đó một số màu sắc được đề xuất như một xu hướng, nhưng đó là mùa quan trọng đối với người công giáo và màu tím (màu tối, không phải màu nhạt) nhắc nhở chúng ta về thời gian 40 ngày để suy tư, ăn năn và hoán cải thiêng liêng.

Lịch sử thiêng liêng

Chúa Giêsu đã mặc một chiếc áo choàng màu tím trong Cuộc khổ nạn của mình như một sự chế giễu : "vua của người Do Thái". Thời của Chúa Giêsu hoặc trước đó, màu tím là biểu tượng của hoàng gia. Chẳng hạn trong sách Xuất hành, chúng ta đọc thấy rằng, ông Môsê được lệnh làm nhà tạm “với mười tấm thảm bằng sợi gai mịn xe, vải đỏ tía, vải tím và vải đỏ thẫm” (Xh 26, 1) và trong sách Sử Biên Niên, cuốn thứ 2 (3, 14) viết rằng Vua Salomon ra lệnh trang trí đền thờ Giêrusalem bằng các loại vải có màu này.

Giáo hội đã quyết định giữ màu tím như một biểu tượng không chỉ dành cho sự sám hối và tang chế, mà còn như một lời nhắc nhở chúng ta phải đối mặt với tội lỗi của mình, chuẩn bị tinh thần và giúp đỡ người khác đến gần Chúa và Vương quốc của Ngài hơn.

Nó không chỉ là màu được sử dụng trong cuộc rước của người Nazareth mà còn là màu của cả Mùa Chay.

Dĩ nhiên, không phải cứ mặc chiếc đầm (áo dài hoặc sơ mi) màu tím là chúng ta trung thành với màu phụng vụ. Loại vải và kiểu thiết kế phần nào đó nói lên cảm giác trước lễ Phục sinh. Đó là cái mà chúng ta gọi là sự thống nhất của cuộc sống: hành vi của chúng ta phản ánh những ý tưởng và những ý tưởng này chứa đựng ý nghĩa siêu nhiên.

Nhìn bề ngoài, đó là dịp để phản ánh sự khắc khổ và đơn sơ, nhưng nó không phải là qui chuẩn của Giáo hội Công giáo.

Bạn không nhất thiết phải mặc đồ màu tím trong 40 ngày. Bạn có thể dùng các thứ khác có màu tím như cong đeo tay, khăn quàng buộc vào túi xách hay một phụ kiện đơn giản nhắc nhở bạn về ý nghĩa của những ngày này.

Chỉ vào Chúa nhật Lễ Lá và Thứ Sáu Tuần Thánh, màu tím được thay thế bằng màu đỏ, tượng trưng cho máu của các vị tử đạo và sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Và sau đó, vào Chúa nhật Phục sinh, chúng ta mặc màu trắng như một dấu hiệu của sự sống, sự tinh khiết, vui mừng và hân hoan.

Tuy nhiên cũng sẽ vô ích nếu chúng ta mặc y phục màu tím mà tâm hồn chúng ta không thấm đượm màu sắc ấy.

Hãy tận dụng những ngày này để suy tư, hy sinh, giúp đỡ người khác nhiều hơn và ngẫm xem làm thế nào để từ cuộc sống đơn giản nhất mỗi ngày bạn có thể trở thành người công giáo thánh thiện và ngay lành.

G. Võ Tá Hoàng
Mới hơn Cũ hơn