Sau cuộc gặp gỡ Hài Nhi Giêsu, ba nhà thông thái phương đông đã thay đổi vĩnh viễn.
Các sách Tin mừng cho chúng ta biết cách gắn gọn về cuộc viếng thăm Hài Nhi Giêsu của các Đạo sĩ. Họ được mô tả như những con người, đi theo ngôi sao lạ, mang tặng phẩm cho vị Vua vừa mới sinh: vàng, nhủ hương, mộc dược. Trình thuật Giáng sinh không nêu rõ số lượng bao nhiêu người đã đến nơi trú ngụ của Thánh Gia Thất tại Bêlem.
Các truyền thống kitô giáo khác nhau đã xây dựng con số của mình dự trên các tặng phẩm họ mang tới, cho nên đã chọn con số ba Đạo sĩ với tên là Gaspar, Melchior và Baldassarre. Theo thánh Matthêu, sau khi viếng thăm Hài Nhi Giêsu, các Đạo sĩ được cảnh báo trong giấc mơ rằng đừng trở lại với Hêrôđê […] bằng con đường khác, họ trở về quê hương xứ sở của mình (x. Mt 2,12)
Đến Ấn Độ (?)
Truyền thống thời Trung cổ kể rằng, sau khi rời khỏi Bêlem, cả ba trực chỉ đến Ấn Độ. Ở đó họ đã xây một nhà nguyện, nơi mà sau đó họ đến cầu nguyện với Chúa rằng họ có thể lãnh nhận phép rửa trước khi chết. Thời gian sau, họ nghe nói về một vị tông đồ của Chúa Kitô đang rao giảng ở Ấn Độ: đó là thánh Tôma, một trong 12 Tông đồ. Rồi họ dò la dấu vết của vị Tông đồ: cuối cùng họ cũng gặp được ngài, họ kể cho ngài nghe về cuộc thăm viếng Hài Nhi Giêsu, trong khi thánh Tôma chỉ dẫn cho họ về sứ điệp Tin Mừng.
Họ đã nhận phép rửa từ tay vị thánh Tông đồ, trước khi được truyền chức linh mục và được tấn phong giám mục. Thánh Tôma đã sống tại Ấn Độ cho đến khi chịu tử đạo, khoảng năm 70. Các truyền thống này không phải là những truyền thống độc nhất nói về việc rửa tội cho các Đạo sĩ do tay Tông đồ Tôma: Anna Caterina Emmerich cũng nói về việc này trong những mạc khải tư của mình. Chúng ta không chắc rằng mọi việc đều đã xảy ra như vậy, nhưng có một điều chắc chắn: sau chuyến viếng thăm Hài Nhi Giêsu, các Đạo sĩ đã thay đổi vĩnh viễn. Họ không tuân theo lệnh của Hêrôđê, nhưng theo lời cảnh báo họ nhận được trong giấc mơ, trở về xứ sở của mình bằng con đường khác, vì thế họ đã cứu mạng của Vua trên các vua.
G. Võ Tá Hoàng
aleteia
Tags:
Kiến thức công giáo