Những điều ác được đưa ra nhằm chống lại chúng ta liệu chúng có ảnh hưởng gì trên chúng ta không?
Có nhiều người nghĩ rằng sự ác vật lý hay luân lý là sự trừng phạt của Thiên Chúa, nhưng thực ra không phải vậy, bài viết này sẽ làm sáng tỏ điều này.
Theo định nghĩa triết học, chúng ta nói rằng sự ác hiện hữu là do thiếu vắng sự thiện tất yếu. Sự dữ không hiện hữu, mà phát sinh từ việc thiếu một thứ mà lẽ ra phải hiện hữu, mà lại không hiện hữu, hay hiện hữu nhưng lại thiếu ở một thời điểm nào đó. Vậy cho nên bóng tối chỉ có thể được nhận thấy khi không có ánh sáng, bệnh tật xuất hiện khi sức khỏe kém, sức lực sa sút. Không phải sự thiếu vắng nào cũng tiêu cực: cây cối không có mắt không phải là xấu (vì nó không cần thiết), nhưng trong sự sống con người thì nó cần thiết.
Sự ác có thể là vật lý hoặc luân lý. Là sự ác vật lý khi nó thiếu chất thể (bệnh tật, khổ cực, thiên tai...); sự ác luân lý phát xuất từ việc đi lệch với trật tự đúng đắn trong cách ứng xử của con người, sinh vật duy nhất chịu trách nhiệm trước các hành vi của mình, khi gây ra những tệ nạn, tội lỗi và những thiếu sót... Trong cả hai trường hợp, sự ác bắt nguồn từ thụ tạo: trên bình diện vật lý, sự ác phát xuất từ chính bản chất tự nhiên của hữu thể (ví dụ núi lửa), về bình diện luân lý sự ác phát sinh từ sự lạm dụng tự do của con người (ví dụ ủng hộ việc phá thai).
Tại sao Chúa không ngăn chặn?
Và ở đây phát sinh một vấn đề quan trọng: có phải Thiên Chúa là tác giả của sự ác? Tại sao Ngài không ngăn cản nó? Triết học và thần học trả lời rằng Thiên Chúa – hoàn hảo, tuyệt đối, vĩnh cửu – không thể là tác nhân trực tiếp hoặc gián tiếp của sự dữ. Điều này luôn phát xuất từ thụ tạo, bất toàn, tương đối và tạm thời. Thiên Chúa có thể ngăn chặn mọi điều ác, nhưng Ngài không muốn làm điều đó để không phải can thiệp cách nhân tạo vào các quy luật tự nhiên. Theo thánh Augustinô (Enchiridion, 38), Thiên Chúa sẽ không để cho sự ác xảy ra nếu không lôi kéo được những điều tốt hơn nó. Thật vậy, mọi đau khổ, dù rất đáng thương và không thể hiểu được, là trường học cho sự trưởng thành nhân bản và tâm linh đối với những ai biết tận dụng nó (xem Richard Gräff. Kitô giáo và đau khổ, S. Paulo : Quadrante, 2007).
Một số người cho rằng: Nếu Thiên Chúa không trừng phạt, tại sao Cựu ước có nhiều đoạn khác nhau khiến chúng ta hiểu ngược lại? Bởi vì, trong suy nghĩ chung chung thời bấy giờ, người ta không phân biệt những gì Thiên Chúa đã làm hay chỉ cho phép nó xảy ra. Vì muốn ca ngợi Thiên Chúa (không giống như một số người ngày nay muốn coi thường Ngài) họ đã biến Ngài thành tác giả của tất cả mọi sự, kể cả sự ác. Tuy nhiên, điều này không đúng, như được hiểu trong khoa sư phạm tiệm tiến và khôn ngoan của sách Khải huyền (xem E. Bettencourt, OSB, Khám phá Cựu ước. Rio de Janeiro: Mẹ Giáo hội, 2005, trang 101-112). Sự ác vật lý hay luân lý phát xuất từ những sai lầm của các sinh vật có giới hạn.
Những điều ác được phô bày nhằm chống lại chúng ta liệu chúng có ảnh hưởng gì không?
Tuy nhiên, con người có thể tự trừng phạt mình do bởi những thiếu sót của mình. Đây có thể là trường hợp của người thích hút thuốc dù vẫn biết những nguy hiểm nó mang lại cho sức khỏe. Chẳng phải ung thư, hay thũng phổi là do việc hút thuốc sao? Chẳng phải sự mất cân bằng môi trường là phản vệ tự nhiên dành cho những công kích mà nó phải chịu sao? Có một câu ngạn ngữ nói rằng “Thiên Chúa luôn tha thứ nhưng thiên nhiên không bao giờ tha thứ cho con người”. Điều này giúp chúng ta hiểu rõ hơn tại sao một số - không phải là tất cả - điều ác luôn tái diễn.
Bất chấp tất cả những điều trên, vẫn có người nghĩ rằng bệnh tật hay các vấn đề khác là sự trừng phạt do tội lỗi của một người hay tổ tiên họ mắc phải. Tin mừng bác bỏ ý tưởng này: đứng trước người mù từ khi mới sinh, người ta hỏi Chúa Giêsu có phải do tội lỗi của anh ta hay của cha mẹ khiến anh bị mù như vậy. Chúa Giêsu nói rằng “không phải anh ta, cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội”. Nhưng đúng hơn: để sự ác đó (mù lòa) được biến đổi thành điều thiện (là để công trình của Thiên Chúa được thể hiện nơi anh (x. Ga 9,1-2).
Và những điều ác được phô bày nhằm chống lại chúng ta liệu chúng có ảnh hưởng gì không? Không. Chúng có thể tấn công những người sợ hãi chúng, vì họ không có sức mạnh nơi bản thân, không có quyền lực gì, vì họ bị ảnh hưởng và tin rằng điều ác mạnh hơn cả Thiên Chúa. Đây là tội lỗi. Không có gì có thể đánh bại được Thiên Chúa, vì vậy hãy can đảm lên! Các bạn đừng làm điều gì xấu, hãy nghĩ điều thiện, hãy tin tưởng và không có gì có thể tấn công được bạn. Đó là điều mà Thiên Chúa đã hứa qua Lời của Ngài (x. Rm 8, 31-37).
G. Võ Tá Hoàng
Tags:
Kiến thức công giáo