Điều gì sẽ xảy ra nếu sự hiện diện của một người sau khi chết có nhiều sức mạnh hơn khi còn sống?
Nghịch lý thay, sau khi Thăng Thiên, Chúa Giêsu càng gần gũi chúng ta hơn, bởi vì Ngài không bị giới hạn ở một nơi nào.
Ngài hiện diện trong nhà tạm ở các nhà thờ, trong Bí tích Thánh Thể mà chúng ta nhận lãnh, trong Lời Chúa và ban Chúa Thánh Thần cho chúng ta.
Ngài luôn đồng hành với chúng ta, như đã bảo đảm với chúng ta qua những lời sau cùng Ngài đã nói trước khi về trời.
Trung thành
Khi đang dùng bữa với các Tông đồ, “Ngài ra truyền cho họ đừng rời khỏi Giêrusalem” (Cv 1,4). Bản văn tiếng Hy Lạp theo nghĩa đen: “Đang khi cùng ăn muối với họ, Ngài truyền cho họ đừng rời khỏi Giêrusalem”.
Đây là lời ám chỉ đến giao ước của muối trong Cựu ước và với nền văn hóa Trung Đông. Những người dùng bữa muối cùng nhau tuyên bố lòng trung thành mình và con đường chung của họ.
"Anh em hãy đi khắp thế gian" (Mc 16, 15)
Photo Courtesy of Sr. Amata CSFN
Trong Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2016 ở Krakow, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói với các bạn trẻ:
“Để bước theo Chúa Giêsu, cần phải có liều thuốc can đảm. Các con cần phải quyết định thay chiếc ghế sofa bằng một đôi giày, nó sẽ giúp các con bước đi trên những con đường mà các con chưa bao giờ mơ đến, thậm chí chưa bao giờ nghĩ đến”.
Và chúng ta, đã đứng dậy, ra khỏi ghế sofa và đã mang những đôi giày thể thao chưa?
Hãy rao giảng bằng lời nói, bằng hiện hữu, bằng cuộc sống ...
"Anh em hãy rao giảng Tin mừng cho mọi thụ tạo” (Mc 16, 15)
Có lần, thánh Phanxicô Assisi và các tu huynh của ngài đi rao giảng Tin mừng. Họ đã rảo khắp các thành phố mà không nói một lời nào. Khi ấy một tu huynh hỏi ngài rằng, họ đã rao giảng cái gì? Thánh Phanxicô trả lời, họ đã rao giảng điều mà họ vừa làm. “Anh em hãy luôn rao giảng Tin mừng và nếu được, có thể giảng bằng lời” -Thánh nhân nói.
Photo Courtesy of Sr. Amata CSFN
"Và họ đã đi rao giảng khắp nơi" (Mc 16,20)
Không có giới hạn nào cho việc rao giảng Tin mừng. Rao giảng khắp mọi nơi, cho mọi thụ tạo. Ở mọi nơi, trong đó có cả nơi làm việc, giữa bạn bè, trong gia đình.
Chúa Giêsu vẫn ở với chúng ta
"Và Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng” (Mc 16,20).
Chúa Giêsu trung thành với giao ước muối. Ngài ở với chúng ta mọi nơi mọi lúc, và cùng làm việc với chúng ta.
Cả hôm nay, Ngài cũng cho chúng ta những dấu chỉ về sự giúp đỡ của Ngài. Chúng ta chỉ cần mở lòng mình ra để thấy được những dấu chỉ đó và để cám ơn Ngài.
Nơi Thăng thiên
Trên đỉnh Núi Ôliu, nơi Chúa Giêsu Thăng Thiên, có một nhà nguyện nhỏ hình bát giác có từ thời Thập tự chinh.
Sr Amata CSFN
Sau thất bại của đội quân Thập tự chinh ở Thánh Địa vào năm 1198, nhà nguyện rơi vào tay người Hồi giáo.
Photo Courtesy of Sr. Amata CSFN
Họ đã biến nó thành một nhà thờ Hồi giáo và xây thêm một mái vòm.
Sr. Amata CSFN
Theo truyền thống, khi Chúa Giêsu lên trời, chân ngài chạm đất, và dấu chân của Ngài vẫn còn in trên một tảng đá. Nơi đây là một dấu chỉ hữu hình của một thực tại không thể chạm đến được.
Nghịch lý thay, tảng đá bên trong nhà nguyện nhắc nhở chúng ta biết rằng, Chúa Giêsu gần gũi chúng ta hơn chúng ta nghĩ. Ngài luôn đồng hành với chúng ta trên thế gian cũng như khi Ngài đã về Trời.
Sr. Amata CSFN
G. Võ Tá Hoàng chuyển ngữ
Tags:
Kiến thức công giáo