BỐ CỤC
Lm TRĂNG THẬP TỰ
Thơ là cảm xúc chứ không phải lý luận. Nó không rành mạch như văn xuôi nhưng vẫn là một thứ ngôn ngữ, ngôn ngữ diễn tả cả ý lẫn tình, cho nên nó vẫn có cái luận lý của nó. Bài thơ dài mấy cũng đều có mở đầu và kết thúc, một mở đầu đúng và một kết thúc đúng; phần còn lại sẽ dẫn từ chỗ mở đầu đến chỗ kết thúc, sao cho ý nhị. Như thế, mỗi bài thơ cần có một bố cục và một bố cục vững.
Có thể so sánh thế nào giữa bố cục của thơ với bố cục của văn xuôi?
BỐ CỤC CỦA VĂN XUÔI
Có hai loại bố cục:
A. BỐ CỤC THEO PHẦN, ĐOẠN
Mở
Thân
Dùng trong bài nghị luận (bài văn trình bày quan điểm). Thường có ba phần lớn, trong mỗi phần lớn có những phần nhỏ, trong mỗi phần nhỏ lại có những ý nhỏ hơn (Trong mỗi ý nhỏ này lại có thể có những ý nhỏ hơn nữa…). Các phần lớn thường có độ dài tương đối như nhau. Các phần nhỏ trong mỗi phần lớn, hay các ý nhỏ hơn trong mỗi phần nhỏ cũng thế.
Kết
(THÂN)
I. PHẦN LỚN THỨ NHẤT
A. PHẦN NHỎ THỨ NHẤT
1. ý nhỏ hơn thứ nhất
2. ý nhỏ hơn thứ hai
3. ý nhỏ hơn thứ ba
B. PHẦN NHỎ THỨ HAI
1. ý nhỏ hơn thứ nhất
2. ý nhỏ hơn thứ hai
3. ý nhỏ hơn thứ ba
C. PHẦN NHỎ THỨ BA
1. ý nhỏ hơn thứ nhất
2. ý nhỏ hơn thứ hai
II. PHẦN LỚN THỨ HAI
A. PHẦN NHỎ THỨ NHẤT
1. ý nhỏ hơn thứ nhất
2. ý nhỏ hơn thứ hai
3. ý nhỏ hơn thứ ba
B. PHẦN NHỎ THỨ HAI
1. ý nhỏ hơn thứ nhất
2. ý nhỏ hơn thứ hai
3. ý nhỏ hơn thứ ba
III. PHẦN LỚN THỨ BA
A. PHẦN NHỎ THỨ NHẤT
1. ý nhỏ hơn thứ nhất
2. ý nhỏ hơn thứ hai
B. PHẦN NHỎ THỨ HAI
1. ý nhỏ hơn thứ nhất
2. ý nhỏ hơn thứ hai
3. ý nhỏ hơn thứ ba
C. PHẦN NHỎ THỨ BA
1. ý nhỏ hơn thứ nhất
2. ý nhỏ hơn thứ hai
3. ý nhỏ hơn thứ ba
B. BỐ CỤC BA LAN
Ba lan tức là những đợt sóng lớn nhỏ đẩy nhau. Các phần không tương đương nhau nhưng phần thứ nhất đẩy tới phần thứ hai, phần thứ hai đẩy tới phần thứ ba, thường thì phần sau ngắn hơn phần trước một chút và cứ thế cho đến kết thúc.
Bố cục tiểu thuyết và truyện ngắn thường dệt trên một cái “nút” càng lúc càng gay cấn, khi tới đỉnh cao, nó được giải gỡ và câu chuyện kết thúc.
Kể chuyện hài cũng như viết văn, luôn đẩy tới đỉnh cao rồi giải quyết thật bất ngờ. Bố cục ba lan giúp điều ấy.
2. BỐ CỤC CỦA THƠ
* Nếu bài thơ là bài diễn ca một chuyện văn xuôi có sẵn, nó sẽ theo bố cục câu chuyện.
* Nếu bài thơ là một bài giáo huấn văn vần, nó có thể dùng bố cục theo phần đoạn.
* Nếu bài thơ theo luật thơ Đường, nó thường có bố cục theo phần đoạn, chỉ với 8 câu nhưng chia rõ 4 phần:
– Mở (1-2)
– Thân:
+ Từ ngoài: cảnh (3-4)
+ Vào trong: tình (5-6)
– Kết (7-8)
Hai câu 3-4 đối nhau, hai câu 5-6 đối nhau cả về bằng trắc, loại từ và ý tưởng. Bố cục bài thơ Đường bị coi là gò bó nhưng thật ra nó dạy ta những kinh nghiệm quý: luôn biết chọn lọc để lời thơ được súc tích cô đọng, không rườm rà mà đủ cảnh đủ tình, viết có đầu có đuôi (mở, kết có cân nhắc) và bố cục vững (thân bài đi từ ngoài vào trong, từ cảnh đến tâm tình hoặc ý tưởng sâu xa cần gởi gắm).
– Nếu bài thơ mang tính trữ tình lãng mạn, nó thường có bố cục ba lan: Một mở đầu đẩy tới ý thứ nhất và các ý đẩy nhau cho đến kết thúc.
TỪ CẢM HỨNG ĐẾN THỰC HIỆN
1. CẢM HỨNG HAY TỨ THƠ
Cảm hứng hay tứ thơ là những hình ảnh mới lạ, có sức chuyển tải nhiều ý tưởng và tâm tình. Nó chợt đến như một câu thơ đã thành toàn, hoặc như một cụm từ, hoặc chỉ mới là một hình ảnh còn mơ hồ.
Ví dụ 1:
Bài Ngậm Ngùi của Huy Cận đầy hình ảnh, gần như mỗi câu là một hình ảnh:
Một trong những hình ảnh của bài thơ đã xuất hiện đầu tiên, kéo theo những hình ảnh khác đủ để chuyển tải ý và tình của tác giả, và tất cả dệt thành bài thơ. Hình ảnh đầu tiên có thể sẽ nằm ở mở đầu, ở giữa hay ở đoạn kết của bài thơ. Chỉ tác giả mới biết hình ảnh đầu tiên đem lại sức sáng tạo làm nên bài thơ là hình ảnh nào.
Ví dụ 2, 3, 4 – nơi Hàn Mạc Tử:
Trời hỡi bao giờ tôi chết đi…
Như song lộc triều nguyên ơn phước cả…
Nàng hỡi nàng, muôn năm sầu thảm…
Ví dụ 5: Trăng
Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc nửa soi dăm trường…. (Kiều)
Vầng trăng tấm bánh bẻ ra…
Trăng bẻ làm đôi tấm bánh đời… (TTT)
Vừa có cảm hứng mà đã viết ngay đôi khi cũng làm nên kiệt tác, nhưng thường thì vừa cảm hứng đã viết ngay sẽ rất nghèo và xoàng. Cần phải có thinh lặng. Thinh lặng giúp nảy nở các hình ảnh phụ hoạ cho hình ảnh ban đầu.
Cảm hứng ban đầu thường cũng giúp ta biết nên dùng thể thơ nào. Nếu chưa rõ, chính sự thinh lặng sẽ chỉ cho ta.
Bài thơ cũng như bài văn thường bị hỏng vì một trong hai lý do: Hoặc vì thiếu mất điều cần nói, hoặc vì ôm theo những cái rườm rà không cần thiết. Chính sự thinh lặng sẽ giúp ta biết phải thêm điều gì và bỏ điều gì.
Xin lưu ý: Thinh lặng chứ không phải là suy nghĩ. Suy nghĩ sẽ khiến bài thơ thành một tác phẩm đẽo gọt của người thợ làm thơ chứ không phải của thi sĩ.
Thinh lặng không phải để suy nghĩ nhưng để thấm thật sâu hình ảnh ban đầu.
2. THINH LẶNG TRONG CHÚA
Với thơ đạo, thinh lặng thôi chưa đủ, còn phải thinh lặng trong Chúa.
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng Chúa với ta.
Câu thơ nguyên thuỷ của Bà Huyện Thanh Quan là “Một mảnh tình riêng ta với ta”. Chỉ cần thay một trong hay chữ “ta” bằng chữ “Chúa”, thực tại trở nên khác hẳn, không còn cái ảm đạm, u hoài, phiền muộn, nhưng có một hơi ấm. Chỗ khác nhau giữa con người tự nhiên và con người Kitô hữu là sự hiện diện của Thiên Chúa. Sống hiệp nhất với Thiên Chúa thật giản dị: Chỉ cần nhớ Thiên Chúa đang hiện diện và ngỏ lời với Ngài, cùng suy nghĩ với Ngài về lịch sử, về cuộc sống.
Trong Thiên Chúa, ta chiêm ngắm điều vừa cảm nhận. Ta có thể gọi đây là tâm nguyện hay chiêm niệm.
Cần nhớ: Cầu nguyện là để gặp Chúa và sống với Ngài chứ không phải để làm thơ. Cầu nguyện “để làm thơ” có nghĩa là đang chia trí và bài thơ sẽ cạn cợt, chắp vá, què cụt.
Cứ gặp Thiên Chúa cách vô vị lợi, một lúc nào đó sau khi cầu nguyện, thơ sẽ đến, thật êm đềm.
3. HẠT GIỐNG ÂM THẦM MỌC
Dụ ngôn Tin Mừng.
Đến một lúc, thơ chín, cả hình ảnh, thể thơ và vần điệu đều đến cho ta cùng một lúc, ta sẽ viết liền một mạch. Nếu bị “bí vần”, hãy cứ để mặc chỗ lạc vần và viết tiếp cho hết bài, đừng dừng lại lâu kẻo tứ thơ bị gián đoạn. Viết xong rồi sẽ đọc lại và chỉnh sửa sau.
Khi chỉnh sửa cần chú ý tránh thừa và tránh thiếu: gạch bỏ những ý thừa, câu thừa và từ thừa; sau đó sẽ thấy lộ ra những chỗ còn thiếu. Đây là áp dụng cách ta vẫn làm khi viết văn xuôi. Với bài thơ đã thật sự chín, thường chỉ phải sửa rất ít.
Chỉnh lại những từ và những câu chưa chính xác.
Tags:
Văn hóa