(Tin tổng hợp) Các quan chức y tế và chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm vẫn lo lắng rằng Covid-19 có thể trở thành một căn bệnh gọi là ‘đặc hữu,’ nghĩa là nó sẽ tiềm ẩn ở mọi nơi và có thể tái phát mọi lúc, mặc dù khả năng tàn phá có thể ở mức độ thấp hơn là bây giờ.
Đồng ý với những lo lắng trên, ông Stephane Bancel, Giám đốc điều hành của nhà sản xuất vắc xin Covid-19 Moderna, cảnh báo hôm thứ Tư rằng virus này sẽ tồn tại “mãi mãi”.
“SARS-CoV-2 sẽ không biến mất,” ông Bancel cho biết tại Hội nghị y tế cuả JPMorgan.
Ông nói thêm: “Chúng ta sẽ phải sống chung với loại virus này mãi mãi.”
“Các quan chức y tế cần phải liên tục theo dõi các biến thể mới của virus, để các nhà khoa học có thể sản xuất vắc-xin chống lại virus,” ông nói.
Nhiều nhà nghiên cứu ở Ohio cũng bá cáo hôm thứ Tư là họ đã phát hiện ra hai biến thể mới cuả Covid-19 có nguồn gốc từ Mỹ và một biến thể ấy nhanh chóng trở thành vi khuẩn chính ở Columbus, Ohio, trong thời gian ba tuần vào cuối tháng 12 và đầu tháng 1.
Tuy nhiên các vắc-xin dựa vào phương pháp mRNA có vẻ có khả năng đương đầu với những biến thể mới. Các nhà nghiên cứu của Pfizer cho biết vắc-xin của họ (được phát triển với hãng BioNTech) dường như có hiệu quả chống lại một đột biến quan trọng ở Anh Quốc và một biến thể mới ở Nam Phi.
Thuốc chủng của Moderna (cũng dựa vào phuơng pháp mRNA) cũng đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm cho phép tiêm chủng cho những người từ 18 tuổi trở lên.
Hoa kỳ đang cố gắng phân phối miễn phí hai loại vắc-xin noí trên cho toàn dân ở Mỹ, nhưng phải mất nhiều tháng nữa trước khi Hoa Kỳ có thể tiêm chủng cho đủ số người để có được sự miễn dịch gọi là ‘bầy đàn’, nghĩa là khi lây lan thì virus có thể sẽ chỉ lây qua những người đã được miễn dịch và chấm dứt ở đó. Nhưng dù cho lâu như thế, ông Bancel tin rằng Mỹ sẽ là một trong những quốc gia đầu tiên đạt được “sự bảo vệ cần thiết” chống lại loại virus ấy.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới thì hiện nay có 4 loại coronavirus đã trở thành ‘đặc hữu’, tức là phổ biến trên toàn thế giới và chưa tận diệt được đó là HCoV-229E, -NL63, -OC43, và -HKU1. Chúng đã xuất hiện từ lâu, có loại đã có từ thế kỷ 19, có lẽ đều xuất xứ từ loài dơi hoặc loài chuột, và gây ra những triệu chứng giống như bị Cảm, nhưng đặt biệt tấn công vào đường hô hấp. Tuy nhiên những loại virus này không dễ lây lan hoặc gây chết người như các loại virus mới, nói sau đây.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới thì có 3 loại virus mới đây đã lây lan từ động vật qua loài người, đó là:
SARS-CoV, gọi tắt là SARS, phát xuất từ loại khỉ và dơi và tạo ra một cuộc đại dịch năm 2003 ở Trung quốc. Từ năm 2004, những nỗ lực trừ dịch trên toàn thế giới đã có thể chặn đứng virus này trên con người và cho đến năm 2020 thì vẫn chưa có ai bị lây nhiễm nữa. Người ta coi như loại virus này đã bị chặn.
MERS-CoV, còn gọi tắt là MERS, xuất hiện năm 2012 từ Trung Đông, có lẽ lây qua người từ loài lạc đà, Tuy ghê gớm, nhưng sự lây lan từ người qua người được ghi nhận là thấp.
SARS-CoV-2, gọi là COVID-19, là loại virus (có lẽ) xuất phát từ dơi và vẫn còn đang lộng hành trên toàn thế giới.
SARS-CoV-2, gọi là COVID-19, là loại virus (có lẽ) xuất phát từ dơi và vẫn còn đang lộng hành trên toàn thế giới.
VietcatholicNews
Tags:
Thế giới