Một vài tuần trước, tôi nhận được một câu hỏi từ một độc giả, và tôi nghĩ câu hỏi này sẽ tạo nên một bài hay đăng trên blog. Họ hỏi tôi rằng chúng ta sẽ ở độ tuổi nào sau khi thân xác của chúng ta sống tại từ cõi chết. Chúng ta sẽ sống lại trong thân xác với độ tuổi như khi chúng ta chết; chúng ta sẽ ở độ tuổi hoàn hảo (bất kể nó có thể là gì), hay chúng ta sẽ ở một độ tuổi nào đó khác nữa?
Đây là một câu hỏi tự nhiên, vì thân thể chúng ta thay đổi trong suốt cuộc đời. Ví dụ, khi chúng ta 15 tuổi, thân thể của chúng ta khác với tuổi 30, và chúng hoàn toàn khác khi ở tuổi 80. Vì vậy khi chúng ta trở về lại với thân thể của mình, thì nó sẽ như thế nào? Ở tuổi 15, 30, 80 hay cái gì khác?
Ngay lập tức tôi nghĩ rằng chúng ta có thể dễ dàng loại trừ độ tuổi quá trẻ và quá già. Tâm điểm của sự phục sinh là tất cả mọi thụ tạo sẽ nên hoàn hảo, và thân xác được phục sinh của chúng ta sẽ là một phần của sự sống lại đó. Chúng ta cũng sẽ hoàn hảo, cho nên không thể quá trẻ hay quá già. Nếu chúng ta quá trẻ, thân thể của chúng ta sẽ không phát huy được tất cả tiềm lực của nó, và nếu chúng ta quá già, thân thể của chúng ta sẽ vượt quá thời kỳ đỉnh cao của nó.
Vì vậy, có lẽ chúng ta ở độ tuổi hoàn hảo, độ tuổi mà cơ thể của chúng ta đã phát triển toàn diện mà chưa bước vào giai đoạn suy tàn của quá trình lão hóa? Đó là một câu trả lời hấp dẫn, nhưng tôi nghĩ nó vẫn không đúng. Thực ra, tôi gợi ý rằng, thân thể phục sinh của chúng ta sẽ không nằm trong độ tuổi như chúng ta nhận biết trên thế gian. Thân thể của chúng ta thậm chí sẽ rất khác so với hiện tại đến nỗi chúng sẽ không tương ứng với bất kỳ độ tuổi cụ thể nào trong cuộc sống trần thế của mình.
Hãy xem xét thân thể của Chúa Giêsu sau khi Ngài từ cõi chết sống lại. Các sách Phúc âm kể rằng đã có vài lần các môn đệ của Ngài không nhận ra Ngài (x. Lc 24, 15-16; Ga 20, 14), vì Ngài được nhìn thấy rất khác so với trước khi chết. Nếu như thân thể của Chúa Giêsu tương ứng với một giai đoạn cụ thể trong đời sống tại thế thì hẳn nhiên những người theo Ngài gần như chắc chắn sẽ nhận ra Ngài, vì thực tế họ không ngụ ý rằng cơ thể của Ngài siêu vượt so với độ tuổi trên thế gian.
Và nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về điều này thì thánh Phaolô xác nhận nó giúp chúng ta. Trong một bức thư, ngài đã giải thích về thân thể phục sinh của chúng ta sẽ như thế nào bằng những lời rất hay: “Việc kẻ chết sống lại cũng vậy: gieo xuống thì hư nát, mà trỗi dậy thì bất diệt; gieo xuống thì hèn hạ, mà trỗi dậy thì vinh quang; gieo xuống thì yếu đuối, mà trỗi dậy thì mạnh mẽ” (1Cor 15, 42-43).
Phải thừa nhận đây một diễn tả mơ hồ, nhưng đó là điểm mấu chốt. Thân xác phục sinh của chúng ta rất đa dạng đến nỗi chúng ta không thể diễn tả thế nào cho đúng. Đơn giản chúng ta không có nhiều từ để mô tả thân xác của chúng ta sẽ như thế nào, vì vậy thánh Phaolô chỉ đưa ra một vài sắc thái tương phản. Về khía cạnh hiếu kỳ, tôi muốn ngài nói nhiều hơn bao nhiêu có thể, nhưng ít ra nó cũng đủ để cho chúng ta biết rõ hơn thân thể của chúng ta sẽ khác nhau như thế nào. Một thân thể “bất khả xâm phạm”, “vinh quang” và “uy quyền”, chúng không giống với thân thể của chúng ta bây giờ.
Khi kết hợp mô tả này với thực tế mà các môn đệ của Chúa Giêsu đã không nhận ra Ngài sau khi từ cõi chết sống lại, tôi nghĩ thật công bằng khi nói rằng, thân xác phục sinh của chúng ta sẽ khác với thân xác trần thế của chúng ta đến nỗi chúng không tương ứng với bất kỳ độ tuổi cụ thể nào trên đời này. Chúng hoàn hảo đến mức có thể thổi bay thân xác trần gian lên khỏi mặt nước bất chấp chúng ta hiện đang ở độ tuổi nào. Thân xác đó sẽ vượt trên và xa hơn bất cứ điều gì chúng ta có thể nghĩ tưởng ngay lúc này, rằng câu hỏi chúng ta sẽ ở độ tuổi nào cũng sẽ vô nghĩa giống như việc hỏi tân tổng thống sẽ là ai. Sẽ không có ông tổng thống nào trong trong sự phục sinh, và thân xác của chúng ta sẽ hoàn toàn vượt qua độ tuổi mà chúng ta đang trải qua trên trần gian.
G. Võ Tá Hoàng chuyển ngữ
Tags:
Kiến thức công giáo