Sự nhảy cảm và chú ý của Giáo hoàng Bergoglio dành cho các hậu quả khủng khiếp, con người và thiên nhiên, do vũ khí hủy diệt hàng loạt, hạt nhân và hóa học gây ra không phải là mới.
Trong chuyến tông du đến Nhật Bản, trong bài phát biểu tại Đài tưởng niệm Hòa bình ở thành phố Hiroshima, 14/11/2019, ĐGH đã nói: “Một lời khẩn cầu duy nhất là hãy mở lòng ra cho Thiên Chúa và cho tất cả mọi người nam nữ có thiện chí. Thay mặt cho tất cả các nạn nhân của các vụ đánh bom, các thí nghiệm nguyên tử và các cuộc xung đột, từ tận đáy lòng chúng ta cùng nhau lên tiếng : đừng bao giờ chiến tranh nữa, đừng bao giờ tạo ra tiếng súng, đừng bao giờ tạo đau khổ nữa”
Tại Buenos Aires năm 2009, vào một ngày mưa xuân lạnh lẽo, một cuộc gặp gỡ cảm động đã diễn ra giữa Đức Hồng y Tổng Giám mục lúc bấy giờ là Jorge Mario Bergoglio và Kim Phúc, cô gái nổi tiếng đau khổ, khỏa thân trong bức ảnh, chạy trên đường với cơ thể bị đốt cháy bởi bom napalm vào năm 1972 ở Việt Nam. Cuộc gặp gỡ diễn ra trong khuôn khổ của cuộc họp về “sự hiệp thông của các nhà truyền giáo và công giáo được đổi mới trong Chúa Thánh thần”, viết tắt là CRECES (Comunión Renada de evangélicos y católicos en el Espíritu santo), trong sân vận động Luna Park huyền thoại, trước bảy ngàn người.
Cùng với những người được giới thiệu khác, tôi đã chứng kiến cuộc gặp gỡ và những lời mà Đức Giáo hoàng nói ra sau khi đã nghe chứng từ hoán cải và tha thứ của cô Kim Phúc : “Điều gì đã làm cho cô ấy thực hiện toàn bộ lộ trình thanh tẩy? Cô ấy đã khám phá ra được Chúa Giêsu đang sống. Chúng ta hãy thanh tẩy ký ức của chúng ta. Chúng ta hãy trở về với cuộc gặp gỡ đầu tiên ở Galilê. Chúa Giêsu đang sống, và một khi Ngài đang sống thì Ngài có thể biến đổi cuộc sống của chúng ta”.
Cô bé 9 tuổi trong bức ảnh đoạt giải Pulitzer đó bây giờ đã 46 tuổi, kể lại cho các tham dự viên biết cảm xúc về cuộc gặp gỡ lịch sử của mình và về cuộc hành hương đầy đau khổ và tha thứ từ huyện Trảng Bàng, cách Sài gòn chừng nửa giờ. Trong khung cảnh im lặng ở sân vận động Luna Park lúc bấy giờ, Kim phúc kể lại trải nghiệm của mình vào năm 1988. Năm đó cô gặp lại người phi công đã ra lệnh ném bom: “Tôi đã học cách tha thứ cho kẻ thù của mình. Tôi đã biết tha thứ, mà ngày đó tôi đã trải nghiệm được sự hòa giải”. Sau đó cô nói thêm trong bài phát biểu ngắn gọn của mình: “Đôi khi những điều rất khủng khiếp có thể xảy ra trong cuộc sống của chúng ta, nó có thể giúp chúng ta sống mạnh mẽ hơn, ngay cả khi chúng ta đau khổ rất nhiều. Napalm là một nỗi đau không thể tưởng tượng nỗi. Tôi đã trải qua mười sáu tháng trong bệnh viện và qua mười bảy cuộc phẫu thuật. Nhiều lần, tôi đã đứng trên bờ vực của cái chết. Tôi cô đơn và bị cô lập. Bằng nhiều cách khác nhau, tôi đã tìm được sức mạnh và sống sót. Một ngày nọ, nhìn lên bầu trời, tôi hỏi: "Chúa ơi, Chúa có thật không?". Xin hãy giúp con. Và Chúa đã lắng nghe lời cầu nguyện của tôi. Hôm nay thân thể tôi mang rất nhiều vết sẹo và đau đớn, nhưng con tim tôi đã được thanh tẩy. Vì vậy, tôi hiểu giá trị của nỗi đau, giá trị đau khổ của tôi. Tôi có thể giúp đỡ người khác. Tôi bắt đầu giúp đỡ các trẻ em nạn nhân trong chiến tranh thế giới do bạo lực và thiếu tình yêu. Tôi đã sẵn sàng đưa ra niềm hy vọng mới. Khi biết đến chiến tranh, tôi đã có thể hiểu được giá trị của hòa bình. Trải qua nỗi đau, giờ tôi mới biết yêu. Trải qua nghèo khó và không có gì, giờ tôi đã hiểu giá trị của việc có mọi thứ. Sống trong sợ hãi, giờ tôi đã hiểu giá trị của niềm tin và sự tha thứ. Tôi nhận ra rằng tôi không thể thoát khỏi bức ảnh, nhưng tôi có thể sử dụng nó cho hòa bình. Cô gái không chạy nữa, cô bay".
Mười một năm đã trôi qua kể từ cuộc họp đó, tôi nhớ rất rõ lời chứng của Kim Phúc đã làm cả sân vận động chết lặng. Ban tổ chức đã yêu cầu Đức Hồng Y Bergoglio cầu nguyện cho cô. Trước khi cầu nguyện, hướng về mọi người Đức Hồng y TGM Bergoglio nói: “Đó là một mẫu gương sống động để một người Kitô hữu học biết cách tha thứ và hòa giải”. (Marcelo Figueroa)
Võ Tá Hoàng
Tags:
Đời sống