Bài giáo lý về Mầu nhiệm Sáng tạo của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong buổi tiếp kiến sáng thứ tư ngày 20/05/2020
Anh chị em thân mến
Chúng ta tiếp tục bài giáo lý về cầu nguyện, bằng cách suy niệm về mầu nhiệm Sáng tạo. Cuộc sống, đơn giản là việc chúng ta hiện hữu, mở tâm hồn con người ra để cầu nguyện.
Trang đầu tiên của Kinh thánh giống như một bài ca tạ ơn hùng hồn. Câu chuyện về việc tạo dựng được nhấn mạnh bởi những điệp khúc, nơi đó sự tốt lành và vẻ đẹp của mọi thứ đang tồn tại liên tục được khẳng định. Thiên Chúa mời gọi vào cuộc sống bằng lời của mình, và mọi thứ bước vào hiện hữu. Với lời này, Ngài tách ánh sáng khỏi bóng tối, xen kẽ ngày và đêm, định kỳ giữa các mùa, mở ra những màu sắc đa dạng của thực vật và động vật. Trong khu rừng ngập tràn này cái hỗn độn mau chóng bị đánh bại, để cuối cùng con người xuất hiện. Và sự xuất hiện này gợi lên sự phấn khích quá mức, làm tăng thêm sự hài lòng và niềm vui: “Thiên Chúa thấy những gì Ngài đã dựng nên đều tốt đẹp” (St 1,31). Điều tốt đẹp là gì: ta nhận ra nơi vẻ đẹp của mọi loài Ngài đã dựng nên.
Vẻ đẹp và mầu nhiệm của Sáng tạo làm phát sinh nơi tâm hồn con người chuyển động đầu tiên khơi dậy việc cầu nguyện (GLCG 2566). Thánh vịnh 8 mà chúng ta đã nghe lúc đầu nói thế này: “Ngắm tầng trời tay Chúa sáng tạo, muôn trăng sao Chúa đã an bài, thì con người là chi, mà Chúa cần nhớ đến, phàm nhân là gì, mà Chúa phải bận tâm?” (Tv 8,4-5). Người cầu nguyện chiêm niệm mầu nhiệm hiện hữu xung quanh mình, khi nhìn thấy được sao trên trời – và ngành vật lý thiên văn ngày nay cho chúng ta thấy tất cả cái mênh mông của nó – và rồi tự nhủ chắc hẳn phải có một kế hoạch đầy yêu thương đằng sau công trình vĩ đại như vậy. Và trong sự bao la vô biên này, con người là gì? Một thánh vịnh khác (89,48) nói rằng, con người “không là gì cả”, chỉ là một sinh vật được sinh ra, rồi chết đi, một thụ tạo mong manh. Chưa hết, trong toàn vũ trụ con người là sinh vật duy nhất biết được vẻ đẹp rất phong phú như vậy. Một sinh vật nhỏ bé được sinh ra, rồi chết đi, nay còn mai mất, là người duy nhất nhận biết vẻ đẹp này. Chúng ta nhận biết vẻ đẹp này.
Lời nguyện của con người liên kết chặt chẽ với cảm xúc kinh ngạc. Sự vĩ đại của con người quá nhỏ bé so với kích thước của vũ trụ. Thành tựu lớn nhất mà nó đạt được dường như rất ít… Tuy nhiên con người chẳng là gì cả. Trong lời cầu nguyện, cảm thức về lòng thương xót được xác định cách mạnh mẽ. Không có gì tồn tại cách tình cờ: bí mật của vũ trụ nằm nơi ánh mắt nhân từ của ai đó đi ngang qua đôi mắt chúng ta. Thánh vịnh khẳng định rằng chúng ta được tạo thành chẳng thua kém thần linh là mấy, được đội vương miện danh dự và vinh quang (Tv 8,6). Mối tương quan với Thiên Chúa là sự vĩ đại của con người: là sự lên ngôi của mình. Vì bản chất chúng ta hầu như không có gì, nhỏ bé nhưng vì ơn gọi, vì chúng ta được kêu gọi để trở thành con cái của một vị Vua vĩ đại.
Đó là kinh nghiệm mà nhiều người trong chúng ta đã có. Nếu cuộc sống, với tất cả những đắng cay của nó, đôi khi có nguy cơ bóp nghẹt món quà cầu nguyện trong chúng ta, thì chỉ cần chiêm ngưỡng một bầu trời đầy sao, chiêm ngưỡng hoàng hôn, một bông hoa... đủ để thắp lại tia sáng của lời tạ ơn. Kinh nghiệm này có thể là nền tảng của trang Kinh thánh đầu tiên.
Khi viết ra trình thuật về Tạo dựng trong kinh thánh, dân tộc Israel đang trải qua những ngày bất hạnh. Quyền lực kẻ thù đã chiếm giữ trái đất; rất nhiều người bị lưu đày và nhiều người bị bắt làm nô lệ ở Mesopotamia. Không còn quê hương, không đền thờ, không còn đời sống xã hội và tôn giáo, không còn gì cả.
Tuy nhiên, bắt đầu từ trình thuật vĩ đại về Tạo dựng, một số người bắt đầu tìm lại những lý do để tạ ơn, để ngợi ca Thiên Chúa vì sự sống của họ. Cầu nguyện là sức mạnh đầu tiên của niềm hy vọng. Bạn cầu nguyện và niềm hy vọng tiến triển, tiến bước. Tôi muốn nói rằng cầu nguyện mở cửa cho niềm hy vọng. Hy vọng có đó, nhưng bằng lời cầu nguyện của tôi, tôi mở cửa cho hy vọng. Bởi vì những người cầu nguyện bảo vệ những chân lý cơ bản; họ là những người lặp lại, trước hết là cho chính họ và sau đó là tất cả những người khác, rằng cuộc sống này, bất chấp mọi nỗ lực và thử thách, bất chấp những ngày khó khăn, luôn đổ đầy ân sủng để kinh ngạc. Và như vậy cuộc sống phải luôn được bảo vệ và che chở.
Những người nam nữ cầu nguyện biết rằng hy vọng mạnh mẽ hơn sự ngã lòng. Họ tin rằng tình yêu mạnh hơn sự chết và một ngày nào đó nó sẽ chiến thắng, thậm chí trong những thời điểm và cách thức mà chúng ta không nhận ra. Những người nam nữ cầu nguyện mang trên khuôn mặt họ những phản chiếu của ánh sáng: bởi vì ngay cả trong những ngày tối tăm nhất, mặt trời vẫn không ngừng chiếu sáng. Lời cầu nguyện soi chiếu cho bạn: soi chiếu linh hồn bạn, con tim bạn và khuôn mặt của bạn. Ngay cả những thời điểm tăm tối nhất, kể cả những lúc đau đớn tột cùng.
Tất cả chúng ta là những người mang niềm vui. Anh chị em nghĩ gì về điều này? Anh chị em có phải là người mang niềm vui không? Hay anh chị em ưa thích mang những tin xấu, những điều khiến anh chị em buồn rầu? Tất cả chúng ta đều có khả năng mang niềm vui. Cuộc sống này là món quà mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta: và nó quá ngắn ngủi để làm hao mòn trong nỗi buồn và cay đắng. Chúng ta ca ngợi Thiên Chúa, niềm vui đơn giản là tồn tại. Chúng ta hãy nhìn vào vũ trụ, nhìn những vẻ đẹp và hãy nhìn vào thập giá của mình: “Chúa hiện hữu, Chúa đã tạo dựng nên chúng con như vậy vì Chúa".
Cảm nhận được sự bồn chồn của con tim dẫn chúng ta đến việc tạ ơn và ngợi ca Thiên Chúa. Chúng ta là con cái của vị Vua vĩ đại, của Đấng Tạo hóa, và chúng ta có thể đọc chữ ký của Ngài nơi mọi thụ tạo; những thụ tạo mà ngày nay chúng ta không bảo vệ, nhưng nơi mỗi thụ tạo đó có chữ ký của Thiên Chúa, Ngài đã làm điều đó vì tình yêu. Thiên Chúa làm cho chúng ta hiểu điều này cách sâu sắc hơn và khiến chúng ta nói lời “tạ ơn”: lời tạ ơn đó là lời cầu nguyện tuyệt vời nhất.
Chúng ta tiếp tục bài giáo lý về cầu nguyện, bằng cách suy niệm về mầu nhiệm Sáng tạo. Cuộc sống, đơn giản là việc chúng ta hiện hữu, mở tâm hồn con người ra để cầu nguyện.
Trang đầu tiên của Kinh thánh giống như một bài ca tạ ơn hùng hồn. Câu chuyện về việc tạo dựng được nhấn mạnh bởi những điệp khúc, nơi đó sự tốt lành và vẻ đẹp của mọi thứ đang tồn tại liên tục được khẳng định. Thiên Chúa mời gọi vào cuộc sống bằng lời của mình, và mọi thứ bước vào hiện hữu. Với lời này, Ngài tách ánh sáng khỏi bóng tối, xen kẽ ngày và đêm, định kỳ giữa các mùa, mở ra những màu sắc đa dạng của thực vật và động vật. Trong khu rừng ngập tràn này cái hỗn độn mau chóng bị đánh bại, để cuối cùng con người xuất hiện. Và sự xuất hiện này gợi lên sự phấn khích quá mức, làm tăng thêm sự hài lòng và niềm vui: “Thiên Chúa thấy những gì Ngài đã dựng nên đều tốt đẹp” (St 1,31). Điều tốt đẹp là gì: ta nhận ra nơi vẻ đẹp của mọi loài Ngài đã dựng nên.
Vẻ đẹp và mầu nhiệm của Sáng tạo làm phát sinh nơi tâm hồn con người chuyển động đầu tiên khơi dậy việc cầu nguyện (GLCG 2566). Thánh vịnh 8 mà chúng ta đã nghe lúc đầu nói thế này: “Ngắm tầng trời tay Chúa sáng tạo, muôn trăng sao Chúa đã an bài, thì con người là chi, mà Chúa cần nhớ đến, phàm nhân là gì, mà Chúa phải bận tâm?” (Tv 8,4-5). Người cầu nguyện chiêm niệm mầu nhiệm hiện hữu xung quanh mình, khi nhìn thấy được sao trên trời – và ngành vật lý thiên văn ngày nay cho chúng ta thấy tất cả cái mênh mông của nó – và rồi tự nhủ chắc hẳn phải có một kế hoạch đầy yêu thương đằng sau công trình vĩ đại như vậy. Và trong sự bao la vô biên này, con người là gì? Một thánh vịnh khác (89,48) nói rằng, con người “không là gì cả”, chỉ là một sinh vật được sinh ra, rồi chết đi, một thụ tạo mong manh. Chưa hết, trong toàn vũ trụ con người là sinh vật duy nhất biết được vẻ đẹp rất phong phú như vậy. Một sinh vật nhỏ bé được sinh ra, rồi chết đi, nay còn mai mất, là người duy nhất nhận biết vẻ đẹp này. Chúng ta nhận biết vẻ đẹp này.
Lời nguyện của con người liên kết chặt chẽ với cảm xúc kinh ngạc. Sự vĩ đại của con người quá nhỏ bé so với kích thước của vũ trụ. Thành tựu lớn nhất mà nó đạt được dường như rất ít… Tuy nhiên con người chẳng là gì cả. Trong lời cầu nguyện, cảm thức về lòng thương xót được xác định cách mạnh mẽ. Không có gì tồn tại cách tình cờ: bí mật của vũ trụ nằm nơi ánh mắt nhân từ của ai đó đi ngang qua đôi mắt chúng ta. Thánh vịnh khẳng định rằng chúng ta được tạo thành chẳng thua kém thần linh là mấy, được đội vương miện danh dự và vinh quang (Tv 8,6). Mối tương quan với Thiên Chúa là sự vĩ đại của con người: là sự lên ngôi của mình. Vì bản chất chúng ta hầu như không có gì, nhỏ bé nhưng vì ơn gọi, vì chúng ta được kêu gọi để trở thành con cái của một vị Vua vĩ đại.
Đó là kinh nghiệm mà nhiều người trong chúng ta đã có. Nếu cuộc sống, với tất cả những đắng cay của nó, đôi khi có nguy cơ bóp nghẹt món quà cầu nguyện trong chúng ta, thì chỉ cần chiêm ngưỡng một bầu trời đầy sao, chiêm ngưỡng hoàng hôn, một bông hoa... đủ để thắp lại tia sáng của lời tạ ơn. Kinh nghiệm này có thể là nền tảng của trang Kinh thánh đầu tiên.
Khi viết ra trình thuật về Tạo dựng trong kinh thánh, dân tộc Israel đang trải qua những ngày bất hạnh. Quyền lực kẻ thù đã chiếm giữ trái đất; rất nhiều người bị lưu đày và nhiều người bị bắt làm nô lệ ở Mesopotamia. Không còn quê hương, không đền thờ, không còn đời sống xã hội và tôn giáo, không còn gì cả.
Tuy nhiên, bắt đầu từ trình thuật vĩ đại về Tạo dựng, một số người bắt đầu tìm lại những lý do để tạ ơn, để ngợi ca Thiên Chúa vì sự sống của họ. Cầu nguyện là sức mạnh đầu tiên của niềm hy vọng. Bạn cầu nguyện và niềm hy vọng tiến triển, tiến bước. Tôi muốn nói rằng cầu nguyện mở cửa cho niềm hy vọng. Hy vọng có đó, nhưng bằng lời cầu nguyện của tôi, tôi mở cửa cho hy vọng. Bởi vì những người cầu nguyện bảo vệ những chân lý cơ bản; họ là những người lặp lại, trước hết là cho chính họ và sau đó là tất cả những người khác, rằng cuộc sống này, bất chấp mọi nỗ lực và thử thách, bất chấp những ngày khó khăn, luôn đổ đầy ân sủng để kinh ngạc. Và như vậy cuộc sống phải luôn được bảo vệ và che chở.
Những người nam nữ cầu nguyện biết rằng hy vọng mạnh mẽ hơn sự ngã lòng. Họ tin rằng tình yêu mạnh hơn sự chết và một ngày nào đó nó sẽ chiến thắng, thậm chí trong những thời điểm và cách thức mà chúng ta không nhận ra. Những người nam nữ cầu nguyện mang trên khuôn mặt họ những phản chiếu của ánh sáng: bởi vì ngay cả trong những ngày tối tăm nhất, mặt trời vẫn không ngừng chiếu sáng. Lời cầu nguyện soi chiếu cho bạn: soi chiếu linh hồn bạn, con tim bạn và khuôn mặt của bạn. Ngay cả những thời điểm tăm tối nhất, kể cả những lúc đau đớn tột cùng.
Tất cả chúng ta là những người mang niềm vui. Anh chị em nghĩ gì về điều này? Anh chị em có phải là người mang niềm vui không? Hay anh chị em ưa thích mang những tin xấu, những điều khiến anh chị em buồn rầu? Tất cả chúng ta đều có khả năng mang niềm vui. Cuộc sống này là món quà mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta: và nó quá ngắn ngủi để làm hao mòn trong nỗi buồn và cay đắng. Chúng ta ca ngợi Thiên Chúa, niềm vui đơn giản là tồn tại. Chúng ta hãy nhìn vào vũ trụ, nhìn những vẻ đẹp và hãy nhìn vào thập giá của mình: “Chúa hiện hữu, Chúa đã tạo dựng nên chúng con như vậy vì Chúa".
Cảm nhận được sự bồn chồn của con tim dẫn chúng ta đến việc tạ ơn và ngợi ca Thiên Chúa. Chúng ta là con cái của vị Vua vĩ đại, của Đấng Tạo hóa, và chúng ta có thể đọc chữ ký của Ngài nơi mọi thụ tạo; những thụ tạo mà ngày nay chúng ta không bảo vệ, nhưng nơi mỗi thụ tạo đó có chữ ký của Thiên Chúa, Ngài đã làm điều đó vì tình yêu. Thiên Chúa làm cho chúng ta hiểu điều này cách sâu sắc hơn và khiến chúng ta nói lời “tạ ơn”: lời tạ ơn đó là lời cầu nguyện tuyệt vời nhất.
Tags:
Đức Thánh cha