Anh chị em thân mến
Chúa nhật thứ II Phục sinh này, Thánh lễ được cử hành tại đây, trong nhà thờ Chúa Thánh Thần ở Sassia, nơi mà Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã muốn trở thành Đền thờ kính Lòng Thương Xót Chúa. Nhằm bảo đảm cho các Kitô hữu giữa những cơn bão của cuộc đời và lịch sử chỉ có thể là lòng thường xót : đó là tình thương trắc ẩn giữa chúng ta và hướng đến tất cả mọi người, đặc biệt cho những ai đau khổ, khó khăn nhất, bị bỏ rơi nhiều nhất... Lòng thương xót không mộ đạo, không phúc lợi, nhưng từ bi, bắt nguồn từ con tim. Và Lòng Thương Xót của Chúa bắt nguồn từ Thánh Tâm Chúa Giêsu, từ Chúa Kitô Phục sinh. Lòng thương xót vọt ra từ vết thương luôn rộng mở nơi cạnh sườn của Người, mở ra cho chúng ta, những người luôn cần được thứ tha và an ủi. Lòng thương xót Kitô giáo cũng truyền cảm hứng cho những chia sẻ đúng đắn giữa các dân tộc và các thể chế, để đối mặt với khủng hoảng hiện nay trong tình liên đới.
Tôi gửi lời chào đến anh chị em Giáo hội Đông phương, hôm nay mừng lễ Phục sinh. Chúng ta cùng nhau công bố: “Chúa đã sống lại thực rồi” (Lc 24,34). Đặc biệt trong thời điểm thử thách này, chúng ta nhận thấy nơi đó một món quà lớn lao đó là niềm hy vọng đến từ việc cùng được sống lại với Chúa Kitô. Đặc biệt tôi chúc mừng các cộng đoàn công giáo Đông phương, vì những lý do đại kết, đang cử hành lễ phục sinh với anh chị em Chính thống: xin cho tình huynh đệ này được khích lệ ở nơi mà các Kitô hữu chỉ là thiểu số.
Với niềm vui phục sinh giờ đây chúng ta hướng về Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Lòng Thương Xót.
260 triệu tín hữu chính thống giáo phải ở nhà vì dịch bệnh. Tại Giêrusalem vẫn cử hành nghi thức "Lửa thiêng".
Trên thế giới có khoảng 260 triệu Kitô hữu chính thống giáo và các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng như dân sự đã yêu cầu mọi người ở nhà vì sợ viruscorona sẽ lan rộng. Chỉ riêng ở Nga đã có gần 43 nghìn trường hợp, nhưng các chuyên gia nói rằng dịch bệnh ở đây đến muộn ít nhất vài tuần so với các nước ở Tây Âu. Lễ phục sinh của Giáo hội Chính thống cũng được cử hành tại Đất Thánh. Ở Giêrusalem vẫn duy trì nghi thức “Lửa thiêng”, từ đó lửa được lan tỏa cho tất cả các nhà thờ trên thế giới. Mộ thánh hầu như hoang vắng, hàng chục người đại diện các giáo sĩ chính thống được phép vào bên trong tham dự nghi lễ thắp lửa, xem Đức Thượng phụ Chính thống Hy lạp của Giêrusalem cầu nguyện để đèn được cháy sáng suốt năm. Theo truyền thống, ngọn lửa thiêng ban xuống từ trời và tín hữu lấy từ ngọn lửa đó thắp sáng ngọn nến của họ.
Orthodox Holy Fire ceremony in Jerusalem on April 18, 2020. (ANSA)
Radiovatican
Tác giả bài viết: G. Võ Tá Hoàng
Tags:
Giáo hội