Bài giáo lý của ĐTC về sách Công vụ Tông đồ, sáng ngày 2/10/2019 tại đền thờ thánh Phêrô.
10. "Ông loan báo Chúa Giêsu cho ông ấy" ( Công vụ 8:35) . Philipphê và "cuộc chạy đua" của Tin Mừng trên những con đường mới.
Anh chị em thân mến!
Sau cuộc tử đạo của Stêphanô “cuộc đua” của Lời Chúa dường như bị bế tắc, vì đang bùng lên “cuộc đàn áp bạo lực chống lại Giáo hội tại Giêrusalem” (Cv 8,1). Theo đó, các Tông đồ lưu lại Giêrusalem, trong khi các Kitô hữu bị phân tán đến những vùng khác thuộc Giuđêa và Samaria.
Trong sách Công vụ tông đồ, sự bách hại xuất hiện nhưng một tình trạng vĩnh viễn của cuộc sống các môn đệ, theo như những gì Chúa Giêsu đã nói “Nếu họ bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ các con” (Ga 15,20). Nhưng sự bách hại lại thắp lên ngọn lửa truyền giáo, nuôi dưỡng ngọn lửa ấy ngày một hơn.
Chúng ta đã nghe những gì phó tế Philipphê đã làm, ngài bắt đầu rao giảng Tin mừng cho các thành ở Samaria, và kèm theo việc rao giảng Lời Chúa là vô số những dấu chỉ giải phóng và chữa lành. Kể từ đây Chúa Thánh Thần đánh dấu một giai đoạn mới của hành trình Tin mừng : Ngài thúc đẩy Philipphê đi về phía dân ngoại và mở lòng họ ra cho Thiên Chúa. Philipphê đứng dậy và ra đi lòng đầy phấn khích, trên con đường vắng vẻ và nguy hiểm, ông gặp một quan lớn trong triều của Êthiopia, làm tổng quản kho bạc. Ông này là một thái giám, sau khi ở Giêrusalem để thờ phượng và đang trên đường trở về nhà mình. Ông là người gốc Do thái ở Ethiopia. Ngồi trên xe ngựa, ông đang đọc cuộn sách của tiên tri Isaia, đặc biệt đó là bài ca thứ tư về “người tôi tớ của Thiên Chúa”.
Philipphê đến gần cỗ xe và hỏi ông ta : “Anh có hiểu đoạn sách anh đang đọc không?” (Cv 8,30). Ethiopia trả lời : “Làm sao tôi hiểu được, nếu không có người dẫn giải?” (Cv 8,31). Người đàn ông mạnh mẽ đó nhận ra rằng ông cần được hướng dẫn để hiểu Lời Chúa. Ông đang là chủ ngân hàng lớn, là người quản lý tài chính, ông có tất cả mọi quyền thế về tiền bạc, nhưng ông biết rằng nếu không có lời giải thích thì ông không thể hiểu. Ông thật là khiêm tốn.
Và cuộc đối thoại giữa Philipphê và Êthiopia cũng khiến chúng ta suy nghĩ về sự kiện đó là đọc Kinh thánh vẫn chưa đủ, cần phải hiểu ý nghĩa của nó, lấy “nước cốt” phải lột “vỏ”, múc lấy Thánh Thần, Đấng linh hoạt việc đọc kinh thánh. Như Đức Thánh cha Bênêđictô đã nói vào ngày khởi đầu Thượng Hội đồng về Lời Chúa : “Những chú giải, cách giải thích thực sự của Kinh Thánh, không chỉ là hiện tượng văn học, […] Đó là hoạt động của sự sống của tôi” (bài suy niệm 6 tháng 10/2018). Bước vào trong Lời Chúa là được sẵn sàng vượt ra khỏi những giới hạn của mình để gặp gỡ và tuân theo Chúa Kitô, là Lời hằng sống của Cha.
Vì thế, ai là nhân vật chính mà ông Ethiopa đã đọc đây? Philipphê cung cấp cho người đối thoại của mình chìa khóa để đọc : đó là người tôi tớ đau khổ hiền lành, không phản ứng lại sự dữ, với sự dữ và ngay cả bị coi là thất bại và vô ích và cuối cùng gần như bị tước mất, giải phóng dân khỏi bất đồng và mang lại hoa trái cho Thiên Chúa, đó là Chúa Kitô, Đấng mà Philipphê và Giáo hội đều loan báo! Cùng với sự Phục sinh đã cứu chuộc tất cả mọi người. Cuối cùng Ethiopia đã nhận ra được Chúa Kitô, ông xin được rửa tội và tuyên xưng niềm tin vào Chúa Giêsu. Câu chuyện này thật tuyệt vời, nhưng ai đã thúc đẩy Philipphê đi vào hoang mạc để gặp gỡ người này? Ai đã thúc đẩy Philipphê lại gần cỗ xe ? Đó là Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là nhân vật chính của việc rao giảng Tin mừng. “Thưa cha, con muốn đi truyền giáo”. – “Vâng, anh làm gì?” – Ah, con loan báo tin mừng và nói Giêsu ai là, con cố gắng thuyết phục người ta rằng Chúa Giêsu là Thiên Chúa”. Anh bạn ạ, đó không phải là rao giảng tin mừng, nếu không có Chúa Thánh Thần thì không có việc rao giảng. Đây có thể là chủ nghĩa chiêu dụ, quảng cáo… nhưng việc rao giảng Tin mừng đang khiến bạn được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, Ngài thúc đẩy anh loan báo bằng chứng tá, ngay cả bằng tử đạo và bằng lời.
Sau khi giúp cho Ethiopia gặp gỡ Đấng Phục sinh – ông ta gặp được Chúa Giêsu Phục sinh bởi vì ông hiểu được lời tiên tri – Philipphê biến mất, Thánh Thần đi theo ông và sai phái ông làm một điều khác. Tôi đã nói rằng, nhân vật chính cho việc rao giảng Tin mừng là Chúa Thánh Thần và đâu là dấu chỉ cho biết bạn là người tín hữu, là người rao giảng Tin mừng? Đó là niềm vui. Ngay cả việc tử đạo. Philipphê tràn đầy niềm vui, ông đã đi đến một nơi khác để rao giảng Tin mừng.
Xin Thần khí làm cho những người được rửa tội biết loan báo Tin mừng để lôi kéo người khác không chỉ cho chính mình mà cho Chúa Kitô, xin cho mọi người biết dành khoảng trống cho hành động của Thiên Chúa, biết đem đến cho tha nhân tự do và trách nhiệm trước mặt Thiên Chúa.
Võ Tá Hoàng
Tags:
Kiến thức công giáo