Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Đọc "Sổ tay ân xá", con được biết rằng một ân xá gắn liền với một vật phẩm, chẳng hạn tượng thánh giá được làm phép bởi một Giám mục, sẽ bị mất hiệu lực, khi vật phẩm này được đem bán. Con đang tham dự một hội nghị, và ở đó một cô bán hàng có các thánh giá huy hiệu thánh Biển Đức, vốn đã được Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI làm phép trong Đại Hội Giới trẻ Thế giới năm 2005, và cô ấy xin ai lấy tượng này đưa cho cô 10 USD. Con đã lấy một cái và đưa tiền. Thưa cha, liệu quà tặng này là một sự bán hàng ngụy trang chăng, tức là không có ân xá nào kèm theo? - D. G., Santa Barbara, California, Hoa Kỳ.
Đáp: Bạn đọc này đang đề cập đến quy định 19.2. Quy định chỉ đơn giản nói rằng ân xá, gắn liền với việc sử dụng một vật phẩm đạo đức, chỉ mất hiệu lực khi vật phẩm ấy bị phá hủy hoặc bán.
Việc giải thích quy định có thể được hướng dẫn một phần bởi các điều Giáo luật tổng quát, như các điều 1171 và 1172, mặc dầu các điều này xử lý chính xác hơn đối với các nơi thờ tự thánh thiêng và vật phẩm thánh, như nhà thờ và các vật phẩm phụng vụ được làm phép, hơn là các vật phẩm đạo đức.
Khi nói về việc mất sự làm phép, các điều Giáo luận trên đây đã đề cập rằng một nơi thánh thiêng hoặc vật phẩm thánh sẽ mất hiệu lực làm phép, khi bị phá hủy phần lớn hoặc khi chuyển sang cho việc sử dụng thế tục.
Các điều luật này chỉ được sử dụng một phần liên quan đến vấn đề vật phẩm đạo đức, như chuỗi Mân Côi và huy hiệu, vốn thường là phổ biến hơn so với nhà thờ và chén thánh. Cũng có lý do chắc chắn rằng tâm trí của các nhà làm luật tránh tất cả các gợi ý về thương mại trong các vật phẩm có ân xá, vốn sẽ dẫn đến một hạn chế rộng hơn so với các điều luật.
Tuy nhiên, khái niệm giáo luật về giảm sử dụng thế tục có thể khai sáng vấn đề của chúng ta.
Việc bán một vật phẫm đã làm phép vì lợi ích cá nhân, vì tất cả ý định và mục đích, làm giảm vật phẩm thành vật phẩm thế tục, như là như một đồ vật thương mại, ngay cả khi người mua nó vì mục đích tôn giáo. Trong trường hợp như vậy, ân xá sẽ bị mất.
Mặt khác, nếu vật phẩm được trao đổi cho sự quyên góp, được đưa ra vì một mục đích tôn giáo hoặc từ thiện thì, nói cho đúng, chúng ta sẽ không nói về việc bán hàng và ân xá sẽ được duy trì.
Do đó, câu hỏi xoay quanh ý định của người phân phối. Nếu mục đích là lợi ích cá nhân, thì liệu không có sự khác biệt giữa bán hàng hay quyên góp chăng: chúng ta cứ xem đó là việc bán hàng. Nhưng nếu ý định là từ thiện, thì chúng ta đang xem đó là một khoản đóng góp cho từ thiện. (Zenit.org 19-7-2006)
Nguyễn Trọng Đa
Hỏi: Đọc "Sổ tay ân xá", con được biết rằng một ân xá gắn liền với một vật phẩm, chẳng hạn tượng thánh giá được làm phép bởi một Giám mục, sẽ bị mất hiệu lực, khi vật phẩm này được đem bán. Con đang tham dự một hội nghị, và ở đó một cô bán hàng có các thánh giá huy hiệu thánh Biển Đức, vốn đã được Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI làm phép trong Đại Hội Giới trẻ Thế giới năm 2005, và cô ấy xin ai lấy tượng này đưa cho cô 10 USD. Con đã lấy một cái và đưa tiền. Thưa cha, liệu quà tặng này là một sự bán hàng ngụy trang chăng, tức là không có ân xá nào kèm theo? - D. G., Santa Barbara, California, Hoa Kỳ.
Đáp: Bạn đọc này đang đề cập đến quy định 19.2. Quy định chỉ đơn giản nói rằng ân xá, gắn liền với việc sử dụng một vật phẩm đạo đức, chỉ mất hiệu lực khi vật phẩm ấy bị phá hủy hoặc bán.
Việc giải thích quy định có thể được hướng dẫn một phần bởi các điều Giáo luật tổng quát, như các điều 1171 và 1172, mặc dầu các điều này xử lý chính xác hơn đối với các nơi thờ tự thánh thiêng và vật phẩm thánh, như nhà thờ và các vật phẩm phụng vụ được làm phép, hơn là các vật phẩm đạo đức.
Khi nói về việc mất sự làm phép, các điều Giáo luận trên đây đã đề cập rằng một nơi thánh thiêng hoặc vật phẩm thánh sẽ mất hiệu lực làm phép, khi bị phá hủy phần lớn hoặc khi chuyển sang cho việc sử dụng thế tục.
Các điều luật này chỉ được sử dụng một phần liên quan đến vấn đề vật phẩm đạo đức, như chuỗi Mân Côi và huy hiệu, vốn thường là phổ biến hơn so với nhà thờ và chén thánh. Cũng có lý do chắc chắn rằng tâm trí của các nhà làm luật tránh tất cả các gợi ý về thương mại trong các vật phẩm có ân xá, vốn sẽ dẫn đến một hạn chế rộng hơn so với các điều luật.
Tuy nhiên, khái niệm giáo luật về giảm sử dụng thế tục có thể khai sáng vấn đề của chúng ta.
Việc bán một vật phẫm đã làm phép vì lợi ích cá nhân, vì tất cả ý định và mục đích, làm giảm vật phẩm thành vật phẩm thế tục, như là như một đồ vật thương mại, ngay cả khi người mua nó vì mục đích tôn giáo. Trong trường hợp như vậy, ân xá sẽ bị mất.
Mặt khác, nếu vật phẩm được trao đổi cho sự quyên góp, được đưa ra vì một mục đích tôn giáo hoặc từ thiện thì, nói cho đúng, chúng ta sẽ không nói về việc bán hàng và ân xá sẽ được duy trì.
Do đó, câu hỏi xoay quanh ý định của người phân phối. Nếu mục đích là lợi ích cá nhân, thì liệu không có sự khác biệt giữa bán hàng hay quyên góp chăng: chúng ta cứ xem đó là việc bán hàng. Nhưng nếu ý định là từ thiện, thì chúng ta đang xem đó là một khoản đóng góp cho từ thiện. (Zenit.org 19-7-2006)
Nguyễn Trọng Đa
Tags:
Kiến thức công giáo