Chúa Giêsu hiện diện bao lâu trong Bí tích Thánh thể sau khi chúng ta rước lễ.
"Chúng ta phải bày tỏ lòng tôn kính đối với Chúa của chúng ta"
Kho tàng quý giá nhất của Giáo hội Công giáo là Bí tích Thánh Thể, chính Chúa Giêsu ẩn mình dưới hình bánh và rượu. Như Giáo lý Công giáo đã minh định, chúng ta tin rằng : “Trong Bí tích Thánh Thể cực thánh, có sự hiện diện đích thực, thực sự về và bản thể của Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô, cùng với linh hồn và thiên tính của Người, nghĩa là Ðức Kitô trọn vẹn" (x. GLCG 137).
Sự hiện diện thật sự của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể không chấm dứt lập tức ngay khi chúng ta rước lễ. Sách Giáo lý giải thích rằng, thật vậy “ Chúa Kitô hiện diện trong Thánh Thể bắt đầu từ lúc truyền phép và kéo dài bao lâu hình bánh rượu còn tồn tại (GLCG 1377).
Vậy tất cả những điều này có ý nghĩa gì khi chúng ta rước Chúa vào miệng? Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong thân thể của chúng ta bao lâu?
Có một giai thoại nổi tiếng dựa trên câu chuyện của thánh Philippo Neri có thể giúp chúng ta trả lời cho câu hỏi này. Một ngày nọ, trong khi Philippo Neri cử hành thánh lễ, có một ông sau khi rước lễ lập tức rời khỏi nhà thờ. Có vẻ ông ta không quan tâm đến sự hiện diện của Chúa nơi ông ta, và thánh nhân muốn dùng cơ hội này như một bài học. Ngài sai hai chú giúp lễ cầm đèn đi sau người đàn ông đó. Sau một hồi đi bộ qua các đường phố Rôma, quay đầu lại ông thấy hai chú giúp lễ vẫn đi theo mình. Cảm thấy bối rối, ông quay lại nhà thờ và hỏi thánh Nêri tại sao lại sai hai chú giúp lễ làm như vậy. Thánh nhân trả lời: “chúng ta phải có lòng kính trọng Chúa của chúng ta, Đấng ông đang mang trong mình. Vì ông bỏ bê việc thờ phượng Chúa nên tôi đã cử hai chú lễ sinh đi theo để làm việc đó thay ông”. Người đàn ông tỏ ra lúng túng trước câu trả lời đó và nhất quyết từ này về sau sẽ chú ý hơn sự hiện diện của Chúa.
Nhìn chung người ta cho rằng Chúa Kitô vẫn còn hiện diện trong Thánh Thể khoảng 15 phút sau khi rước lễ. Đây là thời gian dựa trên sinh học và căn cứ vào minh xác của Giáo lý, cho thấy rằng, sự hiện diện của Chúa Kitô “kéo dài bao lâu Thánh Thể còn tồn tại”.
Vì lý do này, nhiều vị thánh đã đề nghị dành 15 phút để cầu nguyện sau khi rước Thánh Thể, như cử chỉ biểu lộ tâm tình biết ơn đối với Chúa.
Điều này cho phép các linh hồn “cảm nếm” được sự hiện diện của Chúa và có một cuộc trò chuyện thật sự “lòng cạnh lòng” với Chúa Giêsu.
Trong thế giới đầy nhộn nhịp, xô bồ này, chúng ta thường cảm thấy khó khăn khi nán lại nhà thờ ít phút sau Thánh lễ, điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể đọc ít là một lời nguyện ngắn tạ ơn.
Điều quan trọng nhất là chúng ta phải nhớ rằng: trong Bí tích Thánh Thể Chúa Giêsu tồn tại trong chúng ta nhiều phút và ban cho chúng ta giây phút đặc biệt để chúng ta có thể nói chuyện với Ngài và cảm nhận tình yêu của Ngài trong chúng ta.
Vì vậy, bạn đừng ngạc nhiên nếu một ngày, cha xứ của bạn gửi hai chú giúp lễ đi theo ra đến tận xe nếu bạn quên thờ phượng Chúa Giêsu Thánh Thể sau khi rước lễ và ra về trước khi thánh lễ kết thúc.
"Chúng ta phải bày tỏ lòng tôn kính đối với Chúa của chúng ta"
Kho tàng quý giá nhất của Giáo hội Công giáo là Bí tích Thánh Thể, chính Chúa Giêsu ẩn mình dưới hình bánh và rượu. Như Giáo lý Công giáo đã minh định, chúng ta tin rằng : “Trong Bí tích Thánh Thể cực thánh, có sự hiện diện đích thực, thực sự về và bản thể của Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô, cùng với linh hồn và thiên tính của Người, nghĩa là Ðức Kitô trọn vẹn" (x. GLCG 137).
Sự hiện diện thật sự của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể không chấm dứt lập tức ngay khi chúng ta rước lễ. Sách Giáo lý giải thích rằng, thật vậy “ Chúa Kitô hiện diện trong Thánh Thể bắt đầu từ lúc truyền phép và kéo dài bao lâu hình bánh rượu còn tồn tại (GLCG 1377).
Vậy tất cả những điều này có ý nghĩa gì khi chúng ta rước Chúa vào miệng? Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong thân thể của chúng ta bao lâu?
Có một giai thoại nổi tiếng dựa trên câu chuyện của thánh Philippo Neri có thể giúp chúng ta trả lời cho câu hỏi này. Một ngày nọ, trong khi Philippo Neri cử hành thánh lễ, có một ông sau khi rước lễ lập tức rời khỏi nhà thờ. Có vẻ ông ta không quan tâm đến sự hiện diện của Chúa nơi ông ta, và thánh nhân muốn dùng cơ hội này như một bài học. Ngài sai hai chú giúp lễ cầm đèn đi sau người đàn ông đó. Sau một hồi đi bộ qua các đường phố Rôma, quay đầu lại ông thấy hai chú giúp lễ vẫn đi theo mình. Cảm thấy bối rối, ông quay lại nhà thờ và hỏi thánh Nêri tại sao lại sai hai chú giúp lễ làm như vậy. Thánh nhân trả lời: “chúng ta phải có lòng kính trọng Chúa của chúng ta, Đấng ông đang mang trong mình. Vì ông bỏ bê việc thờ phượng Chúa nên tôi đã cử hai chú lễ sinh đi theo để làm việc đó thay ông”. Người đàn ông tỏ ra lúng túng trước câu trả lời đó và nhất quyết từ này về sau sẽ chú ý hơn sự hiện diện của Chúa.
Nhìn chung người ta cho rằng Chúa Kitô vẫn còn hiện diện trong Thánh Thể khoảng 15 phút sau khi rước lễ. Đây là thời gian dựa trên sinh học và căn cứ vào minh xác của Giáo lý, cho thấy rằng, sự hiện diện của Chúa Kitô “kéo dài bao lâu Thánh Thể còn tồn tại”.
Vì lý do này, nhiều vị thánh đã đề nghị dành 15 phút để cầu nguyện sau khi rước Thánh Thể, như cử chỉ biểu lộ tâm tình biết ơn đối với Chúa.
Điều này cho phép các linh hồn “cảm nếm” được sự hiện diện của Chúa và có một cuộc trò chuyện thật sự “lòng cạnh lòng” với Chúa Giêsu.
Trong thế giới đầy nhộn nhịp, xô bồ này, chúng ta thường cảm thấy khó khăn khi nán lại nhà thờ ít phút sau Thánh lễ, điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể đọc ít là một lời nguyện ngắn tạ ơn.
Điều quan trọng nhất là chúng ta phải nhớ rằng: trong Bí tích Thánh Thể Chúa Giêsu tồn tại trong chúng ta nhiều phút và ban cho chúng ta giây phút đặc biệt để chúng ta có thể nói chuyện với Ngài và cảm nhận tình yêu của Ngài trong chúng ta.
Vì vậy, bạn đừng ngạc nhiên nếu một ngày, cha xứ của bạn gửi hai chú giúp lễ đi theo ra đến tận xe nếu bạn quên thờ phượng Chúa Giêsu Thánh Thể sau khi rước lễ và ra về trước khi thánh lễ kết thúc.
Tác giả bài viết: G. Võ Tá Hoàng
Tags:
Thần học